Xin visa đi Châu Âu có khó không?
Hiện nay, điều kiện đi du lịch Châu Âu mà du khách cần chuẩn bị trước khi ghé thăm nơi đây chính là thủ tục xin visa du lịch Châu Âu (phổ biến nhất là visa khối Schengen). Có thể bạn chưa biết rằng, visa Schengen cũng là loại visa rất khó xin vì phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe. Vậy làm thế nào để xin visa du lịch Châu Âu với một kết quả tốt nhất? Hãy cùng tham khảo qua bài viết sau để “bỏ túi” cho mình những kinh nghiệm xin visa Schengen mới nhất từ Tiim Travel Visa nhé! Bài viết dưới đây, dịch vụ làm visa Châu Âu uy tín sẽ giúp bạn tìm hiểu cách chứng minh tài chính đi du lịch Châu Âu đầy đủ và chi tiết nhất.
Những thông tin cần biết trước khi xin visa du lịch Châu Âu
Visa Schengen là gì?
Visa Schengen là thị thực dùng để du lịch tại các quốc gia Châu Âu thuộc khu vực Schengen. Chỉ cần được cấp thị thực Schengen, du khách sẽ được tự do đi lại trong toàn bộ khu vực này với thời gian tối đa 90 ngày trong mỗi chu kì nửa năm nếu thời hạn ghi trong thị thực không ngắn hơn.
Khối Schengen gồm những nước nào?
Khối Schengen hiện nay bao gồm 26 quốc gia: Áo, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Luxemburg, Hà Lan, Đức, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Italy, Estonia, Latvia, Lithuania, Malta, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Slovenia, Hungary, và Na Uy, Iceland và Thụy Sĩ.
Sau khi có visa Schengen sẽ đi được những nước nào?
Khi có visa Schengen, bạn sẽ có quyền nhập cảnh tại 26 quốc gia vừa kể trên. Không những vậy, bạn còn sẽ được hưởng một số quyền lợi từ chính sách miễn thị thực ở các quốc gia khác như: Colombia, Thổ Nhĩ Kỳ, Cyprus, Croatia, v.v.
Hồ sơ xin visa du lịch Châu Âucần chuẩn bị
Chuẩn bị hồ sơ là điều quan trọng bậc nhất khi xin visa du lịch Châu Âu. Nếu có sự chuẩn bị chu đáo ngay từ đầu, bạn không chỉ hạn chế tối đa các sai sót mà còn có thể tiết kiệm thời gian thực hiện.
Một số giấy tờ quan trọng mà bạn cần chuẩn bị là:
– Giấy tờ về thông tin cá nhân:
- Tờ khai xin visa du lịch Schengen: Tải về từ trang chủ của Lãnh sự quán. Nếu bạn chỉ du lịch ở 1 quốc gia thì điền tờ khai của chính quốc gia đó còn nếu bạn đi nhiều nước thì điền quốc gia có thời gian lưu trú lâu nhất.
- Hộ chiếu: Chuẩn bị cả bản gốc và 1 bản photo tất cả các trang. Hộ chiếu phải còn thời hạn ít nhất là 6 tháng và 2 trang trống để đóng dấu xuất nhập cảnh.
- Ảnh thẻ: Kích thước ảnh là 3.5 x 4.5, phông nền trắng. Ảnh chụp cần rõ mặt, tóc tai gọn gàng và để lộ vành tai.
- Giấy chứng minh nhân dân (bản sao)
- Sổ hộ khẩu: Cần dịch thuật và công chứng tiếng Anh.
– Giấy tờ chứng minh công việc:
Nếu là nhân viên:
- Hợp đồng lao động
- Thư cho nghỉ phép của cơ quan (ghi rõ thời gian nghỉ phép)
Nếu là chủ doanh nghiệp:
- Giấy đăng kí kinh doanh
- Hóa đơn đóng thuế trong 3 tháng gần nhất
- Sao kê tài khoản công ty trong 6 tháng gần nhất
Nếu là học sinh/sinh viên:
- Photo có công chứng thẻ học sinh/sinh viên
- Giấy xác nhận là học sinh/sinh viên của trường
- Giấy đồng ý cho nghỉ phép
Nếu là người làm việc tự do hoặc không có việc làm: Giấy giải trình nguồn thu nhập hàng tháng, hàng năm.
– Giấy tờ chứng minh tài chính:
- Bảng lương hoặc sao kê tài khoản nhận lương trong vòng 6 tháng gần nhất.
- Sao kê thẻ tín dụng/tài khoản ngân hàng trong 6 tháng gần nhất.
- Xác nhận của ngân hàng về tiền gửi tiết kiệm
– Giấy tờ cho chuyến đi:
- Chứng nhận bảo hiểm du lịch.
- Xác nhận đặt phòng khách sạn, thông tin vé máy bay khứ hồi.
- Nếu đi thăm bạn bè thì nên có thêm thư mời (nếu lưu trú tại nhà người đó).
- Nếu đi Châu Âu theo tour thì cần có giấy xác nhận đăng kí tham gia tour.
- Nếu đi du lịch tự túc thì tốt nhất nên chuẩn bị lịch trình du lịch (càng chi tiết càng tốt).
- Thư bày tỏ nguyện vọng: Bạn nên viết một bức thư bằng tiếng Anh để bày tỏ mong muốn được du lịch Châu Âu và cam kết tuân thủ các quy định của nước sở tại cũng như thời gian quay về sau khi thúc chuyến đi.
Quy trình xin visa du lịch Châu Âu mới nhất 2020
Tuy visa Schengen khá khó xin nhưng với sự chuẩn bị chu đáo thì kết quả mang lại sẽ rất khả quan. Nếu đây là lần đầu xin visa du lịch Châu Âu thì bạn có thể tham khảo quy trình sau đây:
– Bước 1: Đặt lịch hẹn online
Để đi nộp hồ sơ xin visa, bạn phải đặt lịch hẹn trước bằng gọi điện đặt lịch hẹn hoặc làm online.
– Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ với các loại giấy tờ vừa kể trên
– Bước 3: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ theo đúng thời gian ghi trong lịch hẹn.
Đem theo toàn bộ giấy tờ đã chuẩn bị (kể cả giấy xác nhận lịch hẹn). Bản chính của giấy tờ cũng phải mang theo để nhân viên ở Lãnh sự quán đối chiếu và sẽ trả lại cho bạn.
Khi đi nộp hồ sơ nên ăn mặc chỉnh tề, gọn gàng và lịch sự.
– Bước 4: Chờ nhận lại passport
Trong quá trình duyệt hồ sơ, nếu có nghi vấn hoặc cần thêm thông tin, Lãnh sự quán sẽ yêu cầu cung cấp thêm giấy tờ hoặc tham dự phỏng vấn. Trong trường hợp bạn được gọi lên phỏng vấn thì cũng không cần quá lo lắng. Chỉ cần trả lời trung thực, tự tin và liệt kê một số lịch trình tại đất nước mà bạn sắp đặt chân đến là được.
Thời gian có kết quả visa là sau 7 – 15 ngày nộp hồ sơ.
Chi phí làm visa Schengen
Chi phí làm visa Schengen tự túc khoảng 60 Euro. Chi phí này không bao gồm một số chi phí phát sinh khác như: dịch thuật, công chứng. Bạn có thể đóng bằng tiền Euro hoặc tiền Việt đều được.
Một số lưu ý khi xin visa du lịch Châu Âu
- Nếu bạn chỉ du lịch ở 1 nước thì chỉ cần xin visa tại nước đó. Còn nếu chuyến đi của bạn gồm nhiều nước thì tốt nhất nên xin visa khối Schengen cho tiện.
- Hồ sơ phải đảm bảo tính minh bạch. Một khi phía Lãnh sự quán phát hiện hồ sơ giả mạo (khai gian nghề nghiệp, hợp đồng lao động giả,…) thì hồ sơ đó ngay lập tức bị đánh rớt.
- Phần chứng minh tài chính: Tài chính được chứng minh càng mạnh thì càng tốt cho kết quả xin visa. Vì điều đó cho thấy bạn đủ khả năng chi trả cho chuyến du lịch.
- Tùy vào quốc gia mà bạn nộp hồ sơ xin visa mà thời hạn hiệu lực của visa cũng như thời gian lưu trú sẽ khác nhau.
- Ít ai biết rằng, việc không có bảo hiểm du lịch cũng là một trong những nguyên do khiến hồ sơ bị từ chối. Vì vậy, khi đi du lịch Châu Âu, bạn bắt buộc phải có bảo hiểm du lịch cho cả chuyến đi.
- Hiện nay, tình trạng nhập cư trái phép sang Châu Âu đang được siết chặt. Vì vậy, bạn phải chứng minh được rằng mình chỉ đến đây để du lịch và không muốn ở lại (chỉ ra các mối quan hệ chặt chẽ ở Việt Nam như: công việc, gia đình,.. để tạo sự tin tưởng cho phía Lãnh sự quán).