Để xây dựng được những kiến trúc đẳng cấp nhất thế giới này, Qatar đã bỏ ra số tiền khổng lồ.
1. Bảo tàng Quốc gia Qatar
Đây là một bảo tàng được thiết kế phù hợp với thế kỷ 21, cho phép bạn trải nghiệm các hiện vật trưng bày theo ba chiều”. Hình dạng ấn tượng của tòa nhà được lấy cảm hứng từ hoa hồng sa mạc – hình thành từ sự kết tinh các tinh thể bên dưới bề mặt của một bể muối, được tìm thấy ở vùng đất mặn của sa mạc, chúng tạo thành một mảng các tấm phẳng giống như cánh hoa hồng.
Một loạt các tấm đĩa – hay các cánh hoa hồng nhô ra tạo nên hình dạng của công trình và hé lộ cấu trúc bên trong của Bảo tàng Quốc gia Qatar do Atelier Jean Nouvel thiết kế, lấy cảm hứng dựa trên một hệ tầng khoáng sản được gọi là “hoa hồng sa mạc”.
Với thiết kế có các đĩa lồng vào nhau và trải rộng trên diện tích khổng lồ 11.571 km vuông. Thực chất, bảo tàng này còn được xây dựng xung quanh cung điện ban đầu của Sheikh Abdullah bin Jassim Al-Thani, cựu quốc vương của Qatar.
Đây là một bảo tàng được thiết kế phù hợp với thế kỷ 21, cho phép bạn trải nghiệm các hiện vật trưng bày theo ba chiều”, Kiến trúc sư chia sẻ tại buổi lễ khánh thành. “Việc xây dựng nó nhằm mục đích tạo một điểm đến hấp dẫn cho du khách từ khắp nơi trên thế giới và phản ánh tinh thần đương đại của quốc gia Qatar
2. Bảo tàng nghệ thuật Hồi giáo
Bảo tàng nghệ thuật Hồi giáo (Museum of Islamic art) thường được gọi là MIA, nằm ở trung tâm thủ đô Doha, Qatar. Bảo tàng được xây vào năm 2006, 22/11/2008 là ngày khai trương bảo tàng, 8/12/2008 chính thức mở của chào đón khách đến thăm quan. Người thiết kế bảo tàng này là kiến trúc sư người Mỹ gốc Hoa -Ioeh Ming Pie, lúc xây bảo tàng này ông đã 90 tuổi.
Diện tích của bào tàng là 48000m2 được xây trên bán đạo nhân tạo nhìn ra phía Nam vịnh Doha. Kiến trúc của bào tàng này chịu ảnh hưởng của kiến trúc Hồi giáo cổ đại nhưng lại mang hơi hướng hiện đại liên quan tới các mô hình hình học. Đá vôi màu kem trắng là chất liệu chính của bào tàng nhằm là nổi bật các sắc thái khác nhau trong ngày.
Tòa nhà nằm gọn trong công viên hình trăng lưỡi liềm thể hiện niềm tin mãnh liệt về tín ngưỡng Hồi giáo. Kiến trúc của đài phun nước ánh sáng được lấy cảm hứng từ nhà thờ Hồi giáo Ai Cập Turu ở thế kỉ XIX.
3. Trung tâm Hội nghị Quốc gia Qatar (QNCC)
Trung tâm Hội nghị Quốc gia Qatar (QNCC) do kiến trúc sư Arata Isozaki thiết kế với hình dạng các cây sidra đan vào nhau để giữ cấu trúc bên ngoài. Với những cành tỏa bóng mát rộng, cây sidra theo truyền thống là biểu tượng của tri thức và có chức năng cung cấp một loạt các sự kiện và có khán phòng, phòng họp và không gian triển lãm.
Mặt đứng công trình giống như hai thân cây cổ thụ đan xen và vươn cao. Trung tâm có phòng hội thảo đa năng với sức chứa 4.000 chỗ ngồi, nhà hát 2.300 chỗ ngồi, ba khán phòng và tổng cộng 52 phòng họp khác để phục vụ nhiều sự kiện. Không gian triển lãm của công trình rộng tới 40.000 m2, có thể thích ứng với một hội nghị hay bữa tiệc cho 10.000 người tham dự.
4. Sân vận động Al Janoub
Al Janoub là một sân bóng đá với sức chứa 40.000 chỗ ngồi dành cho World Cup 2022, sau giải đấu sẽ được cắt giảm xuống còn 20.000 chỗ. 20.000 là con số tối ưu đối với khán giả tại sân vận động nầy. Hệ thống ghế ngồi linh hoạt và dễ dàng vận chuyển, tháo lắp để phục vụ nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
1 trong 8 địa điểm tổ chức FIFA World Cup 2022, sân vận động Al Janoub đã mở cửa vào tháng 5 năm 2019. Nhà thi đấu này bao gồm 40.000 chỗ ngồi lấy cảm hứng từ những chiếc thuyền dhow nằm rải rác trên vùng biển Qatar và những viên ngọc trai. Sân vận động Al Janoub được xây dựng để trở thành sân vận động chính thức của Câu lạc bộ thể thao Al Wakra.
5. Thư viện quốc gia Qatar
Thư viện Quốc gia Qatar chứa đựng nhiều bộ sưu tập cổ, bao gồm các văn bản và bản thảo có giá trị lâu đời của nền văn minh Hồi giáo Ả Rập. Hơn một triệu cuốn sách được bảo tồn tại không gian rộng lớn với diện tích 42.000 m2.
Thư viện này có nội thất rộng rãi, ưu tiên ánh sáng và tầm nhìn. Với hơn 1 triệu cuốn sách, thư viện đã tự động phân loại các loại sách để mọi người dễ dàng tìm kiếm. Thư viện có lưu giữ những tài liệu có niên đại từ thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên.
Thư viện là một phần của Thành phố Giáo dục – một cơ sở học thuật mới, nơi tổ chức các sự kiện giao lưu từ các trường đại học và tổ chức hàng trên thế giới. Thông qua dự án, OMA muốn thể hiện sức mạnh tri thức của sách vở đối với hàng vạn độc giả. Công trình sử dụng tone màu sáng tượng trưng cho cát và nước biển.
6. Bệnh viện và Trung tâm nghiên cứu y tế Sidra
Sidra Medicine là một bệnh viện và trung tâm nghiên cứu, chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp tại Qatar. Trung tâm y tế học thuật này là một phần của khuôn viên Thành phố Giáo dục Qatar Foundation, nơi có các chi nhánh đặt tại của những trường đại học nổi tiếng ở Mỹ. Bệnh viện bao gồm 380 phòng có giường riêng, phục vụ toàn bộ nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người lớn và trẻ em.
Công trình sử dụng các vật liệu tự nhiên, bao gồm gỗ, đá granit và đá cẩm thạch, sử dụng trên khắp sảnh và không gian công cộng để tạo nên một môi trường ấn tượng. Hình thức kiến trúc độc đáo lấy cảm hứng từ những cánh buồm tại thành phố biển, đan xen là nhịp điệu vui mắt của những mảng tường và kính.