Tây Bắc Việt Nam lâu nay đã nổi tiếng với vẻ đẹp ấn tượng, là một trong những điểm đến "đi mãi không biết chán" đối với nhiều người. Với các địa danh du lịch nổi tiếng như Sapa, Điện Biên, Mù Căng Chải, Mộc Châu, Mai Châu,… không chỉ sở hữu vẻ đẹp hoang sơ của đất trời Tây Bắc, của thửa ruộng bậc thang hay hang động huyền ảo, mà chấm phá giữa núi rừng là những bản làng cùng sự độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số. Hãy cùng Tiimtravelvisa khám phá vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc, giữa đất trời bao la của những bản làng vùng núi Tây Bắc khiến nhiều du khách say mê.
1. Bản Cát Cát
Khu du lịch bản Cát Cát có rất nhiều những điều thú vị và hấp dẫn để cho bạn khám phá. Từ những con đường nhỏ, những ngôi nhà bé xíu, làng nghề thủ công, thác suối, Gem valley bản Cát Cát,.. Từ trung tâm thị trấn Sapa, theo con đường hướng về phía núi Fanxipan khoảng gần 3km, bạn sẽ đến bản Cát Cát. Bản Cát Cát thuộc địa phận xã San Sả Hồ, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai, là nơi tập trung đông đúc đồng bào dân tộc Mông sinh sống. So với các bản làng khác như Tả Van, Tả Phìn thì Cát Cát là bản làng gần thị trấn Sapa hơn cả, chỉ cách có 3 km và dễ đi hơn cả.
Nằm ngay dưới chân núi Hoàng Liên Sơn, bản Cát Cát ẩn mình, e ấp dưới sự bao bọc của mẹ thiên nhiên. Cả một màu xanh của đồng ruộng, núi đồi bao trùm lên khắp bản, xen lẫn vào đó là những ngôi nhà nhỏ bé của những người dân sinh sống. Tất cả hòa quyện vào nhau, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tràn đầy màu sắc mà cũng không kém phần thơ mộng.
Trước cổng bản có rất nhiều cửa hàng cho thuê quần áo dân tộc, bạn có thể sắm cho mình một bộ . Ngoài ra còn nhiều phụ kiện khác đi kèm mà bạn có thể thuê thêm như ô che nắng của người dân tộc,…
Giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ hùng vĩ của mảnh đất Sa Pa, bản Cát Cát mộc mạc hiện lên đầy cuốn hút. Từ những con đường nhỏ quanh co, thác nước tung bọt trắng xóa đế những ngôi nhà cổ kính với nghề thủ công. Nét yên bình choáng ngợp của bản Cát Cát được nhiều du khách ưu ái mệnh danh nơi đây là "ngôi làng đẹp nhất Tây Bắc".
Đến bản Cát Cát, du khách có thể dành thời gian đi dạo để ngắm những ngôi nhà sàn nhỏ xinh của người Mông, thăm những làng nghề thủ công, check in suối thác và thuê trang phục truyền thống của dân tộc Mông để sống ảo. Đến bản, chắc hẳn du khách không thiếu ảnh đẹp mang về.
2. Bản Pả Vi
Nằm yên bình dưới chân đèo Mã Pí Lèng, Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Pả Vi Hạ tựa như bông hoa rực rỡ với cảnh sắc thơ mộng ở nơi địa đầu tổ quốc. Làng là nơi sinh sống của 26 hộ dân tộc người Mông với không gian đậm đà bản sắc văn hóa. Đến với Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Pả Vi Hạ vào một ngày nắng đẹp, bạn sẽ có cơ hội được ngắm nhìn cảnh sắc hùng vĩ nhưng thơ mộng tại đây, được thưởng thức những món ăn đậm nét truyền thống và có những phút giây thư giãn đầy thú vị.
Ngôi làng hình lục giá mang tên Pả Vi, nằm ở huyện Mèo Vạc, ngay dưới chân đèo Mã Pì Lèng. Nơi đây có khoảng 30 hộ gia đình sinh sống và làm du lịch cộng đồng, lan tỏa những giá trị văn hóa bản địa đặc trưng của người Mông. Đặc biệt, chương trình 2 Ngày 1 Đêm của Việt Nam cũng đã từng ghi hình tại đây. Từ trung tâm thành phố đến Pả Vi khoảng 160 km. Du khách đến đây sẽ có cơ hội thăm thú một ngôi làng xinh đẹp với những nếp nhà truyền thống bằng gỗ, trải nghiệm sân chơi hình lục giác vô cùng ấn tượng.
Đến với Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Pả Vi Hạ, bạn sẽ như được lạc bước giữa không gian đậm đà bản sắc của người Mông với những nếp nhà trình tường truyền thống với ngói âm dương cùng hàng rào đá, vách đá nâu đặc trưng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dễ dàng nhìn thấy những trái ngô được phơi trên xà nhà với những người dân thật thà, chân chất đang khoác lên mình những bộ váy áo thổ cẩm được may tinh tế đang cần cù lao động.
Đặc biệt hơn, nếu đến Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Pả Vi Hạ vào đúng dịp tổ chức Lễ hội Gầu Tào Hà Giang, bạn sẽ được hòa mình vào bầu không khí náo nhiệt và sôi động với một loạt những hoạt động và trò chơi dân gian truyền thống. Tiimtravelvisa tin rằng chuyến đi về nơi địa dầu tổ quốc của bạn sẽ thêm phần thú vị và đáng nhớ hơn cả đó.
3. Bản Hang Táu
Làng Hang Táu thuộc bản Tà Số 1, xã Chiềng Hắc, được xem là một trong những nơi còn nguyên sơ nhất của vùng cao nguyên Mộc Châu, cách trung tâm thị trấn Mộc Châu khoảng 18 km. Gọi là làng nhưng thực chất Hang Táu là một khu canh tác, sản xuất nông nghiệp rộng khoảng 1 ha. Do có khung cảnh hoang sơ, hữu tình nên vài năm gần đây làng được các tín đồ du lịch biết đến.
Hang Táu gần như tách biệt hẳn với cuộc sống bên ngoài, mở ra một không gian nguyên sơ. Nơi đây có khoảng 20 hộ gia đình người Mông sinh sống, giữ gìn những nét văn hóa lâu đời. Họ cư trú trong ngôi nhà sàn gỗ, trồng trọt và chăn nuôi để phát triển kinh tế. Ở Hang Táu không có các tiện nghi như internet hay các loại hình giải trí hiện đại.
Những căn nhà gỗ người H'Mông nằm thành thành cụm biệt lập trong thung lũng, tựa vào núi đá, xung quanh là rừng xanh, vườn cây ăn quả và nương ngô xanh tốt. Ở đây, người dân dựng nhà gỗ đơn sơ làm nơi tạm nghỉ và làm các lán gỗ nuôi lợn rừng, dê, gà, vịt và thả nuôi chúng trên cánh đồng cỏ rộng lớn, du khách dễ dàng bắt gặp cảnh các chú lợn bé xíu chạy lăng xăng quanh lợn mẹ. Lối vào làng được rào chắn bằng các thanh gỗ không cho động vật đi ra. Điều ấn tượng nhất là cuộc sống nơi đây thật sự yên bình, không khí mát mẻ, chỉ nghe tiếng chim hót và tiếng kêu của các loài gia súc, gia cầm.
Dù vậy, ai đến Hang Táu một lần cũng mê mệt cảnh đẹp nơi này. Ngôi làng hiện lên với vẻ đẹp nguyên sơ của những trảng cỏ xanh mướt, đâu đó là những đàn gà, đàn lợn đang ung dung gặm cỏ. Dọc trên đường khám phá Hang Táu, bạn sẽ gặp những phụ nữ người Mông với trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu đeo gùi trên lưng đi làm đồng.
Mỗi bản làng đẹp của người Mông với một lịch sử riêng, một nét đẹp riêng nhưng đều toát lên sự bình yên, dung dị và đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống. Qua bao thế hệ, người Mông đều nỗ lực gìn giữ những giá trị tốt đẹp để lan tỏa đến đông đảo du khách gần xa, để các dân tộc khác hiểu hơn về dân tộc Mông lâu đời.