Kinh nghiệm phượt đèo bằng xe máy và cắm trại qua đêm

Lê Văn Phú

Lê Văn Phú

08/01/2023

KINH NGHIỆM PHƯỢT ĐÈOHành trang: trước khi bắt đầu chuyến phượt, bạn cần mang cho mình các dụng cụ thiết yếu gồm khẩu trang, áo chắn gió, kính mắt, kem chống nắng, tất chân, vớ ấm, mũ nón dày, nước giải khát, tiền mặt cùng những thức ăn kèm theo. Đây là các đồ dùng thiết yếu giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi nắng hay khói bụ


KINH NGHIỆM PHƯỢT ĐÈO

Hành trang: trước khi bắt đầu chuyến phượt, bạn cần mang cho mình các dụng cụ thiết yếu gồm khẩu trang, áo chắn gió, kính mắt, kem chống nắng, tất chân, vớ ấm, mũ nón dày, nước giải khát, tiền mặt cùng những thức ăn kèm theo. Đây là các đồ dùng thiết yếu giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi nắng hay khói bụi trên đường đi phượt.

Kiểm tra xe: xe máy sẽ là phương tiện đầu tiên bạn cần chú ý xem xét rất kĩ các thông số kỹ thuật cho chuyến đi của bạn an toàn. Hãy coi kĩ phanh, thắng, xi nhan và còi coi  có hoạt động ổn định hay không, nếu lốp quá cũ bạn cần thay thế nhằm giảm thiểu tình trạng nổ lốp hay trật bánh khi vào cua. Đặc biệt nhớ đổ đầy bình xăng hoặc mang xăng dự trữ. Vì trên đoạn đường này sẽ không có cây xăng cũng như nơi sửa xe nên nếu bị sự cố, hỏng hóc trên đường thì sẽ vô cùng phiền toái. Bạn nên đem theo một vài công cụ hỗ trợ sửa chữa xe đơn giản nhằm đề phòng xe bị hỏng giữa đường.

 Lưu ý khi lái xe trên đèo: 

- Bóp còi khi đến góc cua hẹp: cần phát tín hiệu báo cho người lái xe cùng chiều biết để né tránh. Giữ khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe nhằm phòng trường hợp xe phía trước phanh đột ngột.

- Không ôm cua quá cao: đường đèo khá quanh co và dốc, vào cua nhiều bạn sẽ dễ hụt chân và tai nạn khi có xe di chuyển cùng chiều.

- Về số thấp trước khi lao lên đèo: phía trước có xe bạn nên về số thấp cách đó khoảng 40-50 mét. Kéo lên 40-50 km/h và giữ đều tay ga.

- Duy trì tốc độ xe ổn định, đi với tốc độ vừa đủ sẽ đề phòng được những tình huống nguy hiểm có thể diễn ra trên đường.

- Quan sát gương chiếu hậu khi tham gia chinh phục đèo. Từ đó có hướng di chuyển an toàn, hạn chế những tai nạn không đáng có. Hơn nữa, đường đèo khá ngoằn ngoèo và dốc lớn, nếu bạn vào cua nhiều sẽ dễ dàng bị trượt bánh và nguy hiểm khi có xe lưu thông cùng chiều.

- Hạn chế leo đèo bằng xe gắn máy trong đêm tối. Sương mù dày khiến cho tầm quan sát bị giảm, cũng như khả năng chiếu sáng của đèn pha xe gắn máy vào ban đêm kém. Đường núi thường cua gấp gây nguy hiểm khi di chuyển trong đêm tối. Vì thế khi lái xe trên đèo bằng xe gắn máy, bạn nên tránh đi vào ban đêm để bảo đảm an toàn.

KINH NGHIỆM CẮM TRẠI QUA ĐÊM

Chọn vị trí thuận lợi:

Theo kinh nghiệm của những vị khách du lịch thì trước khi quyết định cắm trại ban đêm bạn cần phải tìm được một nơi an toàn, yên tĩnh và sạch sẽ. Địa điểm cắm trại nên gần khu vực có người dân sống để dễ tìm được trợ giúp khi có trường hợp nguy cấp. Bạn có thể tìm đọc một số bài viết về du lịch, trang tin online và các bài review của những người đã từng trải nghiệm. Sau đó, thảo luận với nhóm đi của mình để chọn được nơi phù hợp nhất. Chú ý vào những tiêu chí như khu cắm trại có gần nguồn nước và địa hình có bằng phẳng không. Nếu bạn muốn cắm trại đêm dọc bờ sông hoặc trên một hẻm núi hẹp thì nên chọn nơi cắm trại cao để tránh trường hợp thời tiết lạnh vào ban đêm. Ở các khu vực thấp cũng sẽ lạnh hơn vì hay bị ngập nước. Nếu bạn định cắm trại trên bờ biển thì nên chọn nơi ở ngoài vùng thủy triều lên.

 Nghiên cứu thời tiết trước khi đi cắm trại:

Cho dù bạn muốn cắm trại ban ngày hay cắm trại qua đêm thì việc đầu tiên bạn cần phải làm đó là xác định địa điểm cắm trại dã ngoại. Bên cạnh đó, việc quan trọng không kém đó chính là tìm hiểu về thời tiết khí hậu ở địa điểm bạn cắm trại để có thể tránh được những cơn mưa, bão làm ảnh hưởng tới chuyến dã ngoại của mình.

Chuẩn bị đồ ăn, thức uống khi cắm trại:

Ngoài trời là một không gian không thực sự tốt, rất khó cho bạn có thể bảo quản đồ ăn chín trong thời gian dài, có khá nhiều côn trùng như kiến hoặc một số loại sinh vật nhỏ khác sẽ bị hấp dẫn với mùi thơm phát ra từ thức ăn. Hộp chứa thực phẩm gập lại là những thứ thiết yếu nhất bạn nên đem theo để dự trữ thức ăn để bạn có thể thưởng thức các bữa cơm ngon miệng và đầy dinh dưỡng trong chuyến đi cắm trại ngắn ngày. Một số lớn khách du lịch khác thích trực tiếp nấu nướng và thưởng thức món mà mình đã chế biến tại một nơi xa. Vậy thì các bạn cũng cần chuẩn bị cho mình thực phẩm để nấu và những loại bếp gọn nhẹ, an toàn để mang theo.

Lựa chọn trang phục phù hợp:

Trang phục cũng là điều không thể thiếu. Bạn nên mang theo các trang phục ấm để mặc trong đêm. Bạn nên đem theo các loại giày thể thao chuyên dụng hay những chiếc quần áo thể thao phù hợp để có thể đi lại một cách thoải mái. Không nên mang theo dép, giày cao gót hoặc sandal, vì chúng sẽ làm bạn vô cùng mệt mỏi. Bạn cũng nên mang theo những đôi tất để giữ ấm chân trong thời tiết lạnh buổi đêm.

Những vật dụng cần thiết:

Đèn chiếu sáng:

Để ngủ qua đêm ở một nơi lạ lẫm thì bạn không thể thiếu một cái đèn pin nhỏ mang theo bên mình. Bạn đừng nghĩ sẽ dùng điện thoại di động thay thế vì chiếc đèn pin ở điện thoại có thể bị tắt nguồn bất kì lúc nào và ánh sáng từ đèn pin điện thoại cũng không đủ mạnh mẽ giúp bạn có thể chiếu sáng trong không gian rộng lớn đó. Do đó, chuyến đi cắm trại của bạn nhất thiết phải có chiếc đèn pin ngoài trời có chùm sáng lớn và tuổi thọ pin dài mới có thể sử dụng trong đêm.

 Đồ y tế: 

Đồ y tế cũng là một trong các vật dụng thiết yếu khi bạn cắm trại. Bởi khi ở trại sẽ có rất nhiều vấn đề mà bạn không lường trước được như việc bị ngộ độc thực phẩm, tai nạn, ngã té, đau ốm… Chính vì vậy bạn cần đem theo một số đồ y tế cấp cứu căn bản cùng một số thứ thuốc thông dụng sau: băng gạc, urgo, thuốc hạ sốt, cảm lạnh, nhức đầu, bông y tế, dầu gió,… cho bản thân cũng như gia đình và bạn bè của mình. 

Chống côn trùng:

Nghe thì có vẻ điều này thường không được đề cập đến tuy nhiên trên thực tế, những khu vực cắm trại ngoài trời luôn ẩn chứa những mối rủi ro như muỗi rừng hay côn trùng nguy hiểm. Hãy tưởng tượng khi bạn và người thân đang ở dưới ánh lửa để cùng nói chuyện. Thật khó khăn khi bạn cắm trại cùng một vài con côn trùng ảnh hưởng đến khoảnh khắc tuyệt vời ấy. Thậm chí, một vài loài còn gây nguy hiểm khi mang những bệnh truyền nhiễm đến cho bạn.

 Mang túi đựng rác tiện lợi:

Các bạn nên đem theo một vài túi nilon tiện lợi và đa chức năng để bạn bỏ rác khi dùng xong hay đựng những bộ quần áo bẩn, bị ướt hoặc đựng đồ vệ sinh để đem theo về nhà . Điều tệ hại nhất mà các vị khách du lịch bỏ lại sau mỗi chuyến tham quan đó là rác. Tin tôi đi, bạn sẽ không mong muốn mọi thứ cũng vậy, vì sẽ chẳng có một nơi nào sạch cho bạn được thưởng ngoạn cả phải không nào. Chúng cũng rất nhẹ khi mang theo trên chuyến đi.

 Trên đây là một số những kinh nghiệm phượt đèo bằng xe máy và cắm trại qua đêm mà chúng tôi đã tổng hợp được, chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ và đáng nhớ!

 

 



Gọi ngay cho chúng tôi!